Đột quỵ hay còn được biết đến với tên gọi Tai biến mạch máu não được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào nhóm bệnh nguy hiểm. Còn tại Việt Nam, mỗi năm có đến 200.000 người bị đột quỵ và 18% ở nam giới và 23% ở nữ giới mắc bệnh đã tử vong sau đó. Các con số, dữ kiện nói trên là minh chứng cụ thể, rõ nét cho mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
Hiểu rõ những con số đáng sợ trên và mong muốn nâng cao nhận thức của người dân về căn bệnh đáng báo động này, Mạng lưới BSIN & WLIN cùng Cộng đồng sống khỏe đã phối hợp cùng Quỹ Phòng chống Ung thư từ Gốc iCareBase Global tổ chức buổi tọa đàm vớichủ đề Phòng chống Đột quỵ thông qua Bản đồ Gen.
Buổi tọa đàm đã thu hút sự hiện diện của đông đảo giới chuyên môn và các khách mời, những người quan tâm đến việc chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Phương Phi chia sẻ tại chương trình
Tâm điểm của chương trình và cũng là điều đông đảo các vị khách mời quan tâm là bài chia sẻ về căn bệnh đột quỵ của Thạc sỹ, Bác sĩ Phạm Phương Phi, Chuyên khoa Bác Sĩ Gia Đình, Cựu giảng viên Đại Học Y Dược Tp.HCM. Phần trình bày của Bác sĩ Phương Phi được chia ra thành từng phần từ việc giải thích đột quỵ là gì, cho đến những dấu hiệu của một người bị đột quỵ và các thức xử lý và cuối cùng là làm thế nào để phòng tránh. Tất cả các phần đều được diễn giải hết sức cụ thể và chi tiết để tất cả người nghe đều có thể hiểu được.
Đột quỵ là gì? Vì sao cần đặc biệt cảnh giác?
Đột quỵ là tình trạng một phần não bộ đột ngột bị tổn thương khi mạch máu nuôi dưỡng phần não đó bị tắc (nhồi máu não) hoặc bị vỡ (xuất huyết não). Não tồn tại được nhờ hệ thống mạch máu não hết sức tinh vi và phức tạp, đưa máu đi đến các vùng não để nuôi dưỡng. Nếu có một vùng não bị tổn thương, thì một chức năng, hoặc một vùng cơ thể nào đó của người bệnh chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Nguy hiểm hơn khi đột quỵ có thể xảy ra vào bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi đâu và đó là lý do khiến ta phải đặc biệt cảnh giác với căn bệnh này.
Các vị khách chăm chú theo dõi phần trình bày của Bác sĩ Phương Phi
Dấu hiệu nhận biết độ quỵ và phương pháp xử lý là gì?
Đã nhận ra được sự nguy hiểm của đột quỵ thì cũng phải hiểu về những dấu hiệu của căn bệnh này, để nhanh chóng có giải pháp một khi bắt gặp. Bác sĩ Phương Phi làm rõ đó là khi mặt bất ngờ bị lệch một bên và kèm theo méo miệng, là rối loạn cảm giác, dẫn đến không thể cử động, hoặc rối loạn ngôn ngữ khi một người bỗng nhiên mất khả năng nói, chỉ phát ra những tiếng ú, ớ, không rõ chữ, là rối loạn tri giác, không nhận thức được người xung quanh. Nếu những dấu hiệu này chỉ diễn ra rất nhẹ rồi biến mất, thì gọi là hiện tượng thiếu máu thoáng qua, hay còn gọi là tiền đột quỵ. Khi nhận thấy các dấu hiệu trên, ta cần thật nhanh chóng gọi cấp cứu.
Chuyên gia tư vấn cấp cao Lý Trường Chiến – Chủ tịch Trí Tri Group – Đại sứ ngôi sao chương trình Phòng chống Ung thư từ Gốc kể về những trải nghiệm của cá nhân ông
Tuy nhiên để người bệnh nhận được sự trợ giúp từ giới chuyên môn, từ lực lượng cấp cứu cũng cần mất thời gian, mà từng giây, từng phút kể từ khi một người bị đột quỵ đều hết sức quý giá, và có thể đóng vai trò sống còn, đây còn được gọi là khoảng thời gian vàng đối với người bị đột quỵ. Sau khi đã gọi cấp cứu cần trợ giúp để nạn nhân không bị té ngã, để bệnh nhân nằm yên ở nơi thoáng khí. Nếu người bệnh hôn mê, ngưng thở cần hô hấp nhân tạo để cung cấp oxi cho não.
Ai là những người giàu nguy cơ bị đột quỵ?
Đầu tiên là người cao tuổi, khi cơ thể lão hóa thường sẽ kéo theo nhiều vấn đề như tim mạch, tiểu đường…Bên cạnh đó là những người có lối sống ít vận động, điều thường thấy trong xã hội hiện đại, khi con người thường ngồi trong văn phòng, làm việc với máy tính mà ít có những hoạt động ngoài trời. Tiếp đến là những người bị cao huyết áp, bị tiểu đường, bệnh tim, hút thuốc, sử dụng nhiều bia rượu và những người có kiểu gen tiềm ẩn bị đột quỵ. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng đã xác định, đột quỵ là một loại bệnh có tính di truyền.
Anh Linh Nguyễn, đại diện của Quỹ Phòng chống Ung thư từ Gốc iCareBase trao đổi trong chương trình
Đột quỵ có thể phòng tránh được không?
Đột quỵ là một loại bệnh mà chúng ta có thể phòng ngừa, khi một phần nguy cơ dẫn đến đột quỵ là từ gốc gen. Chúng ta có thể thực hiện việc tầm soát, xét nghiệm gen để xem liệu bản thân có mang trong mình những kiểu gen có nguy cơ dẫn đến bệnh đột quỵ hay các bệnh có khả năng dẫn đến đột quỵ như cao huyết áp, tim mạch, béo phì…Kết quả từ việc xét nghiệm gen này sẽ là “Tấm bản đồ” để từ đó chuẩn bị những phương án chủ động bảo vệ sức khỏe. Bản thân mỗi người chúng ta cần tự xây dựng cho mình một lối sống tích cực cả về thể chất lẫn tinh thần, một cơ chế dinh dưỡng lành mạnh, đó là những nền tảng cơ bản để giúp mỗi người tránh xa bệnh tật, tránh xa đột quỵ và hướng đến một cuộc sống khỏe mạnh.
Ban Tổ chức chương trình trao hoa cho các diễn giả
Bằng kiến thức chuyên môn và các diễn giải thực tiễn, dễ hiểu, Bác sĩ Phương Phi đã giúp người nghe nhận thức được các nguy cơ, đối tượng và phương pháp xử lý, phòng tránh đột quỵ. Một diễn giả khác cũng có mặt trong chương trình là Chuyên gia tư vấn cấp cao Lý Trường Chiến – Chủ tịch Trí Tri Group, Đại sứ Ngôi sao của chương trình Phòng chống Ung thư từ Gốc. Chuyên gia Lý Trường Chiến đã có những chia sẻ về trải nghiệm thực tế của bản thân, sự cải thiện về sức khỏe và tinh thần sau khi tham dự Hành trình Cuộc sống tươi đẹp – chuyến du lịch nghỉ dưỡng kết hợp thăm khám sức khỏe tổng quát và xét nghiệm gen tại Thiên đường du lịch Phutket, Thái Lan.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Cộng đồng sống khỏe
Website: http://goodlife.com.vn – http://global.goodlife.com.vn
Email: info@goodlife.com.vn
Hotline: 0906 612 979
Theo Cộng đồng sống khỏe