"Phòng chống đột quỵ từ Gốc" - Bước tiến mới trong việc "diệt trừ" căn bệnh đột quỵ
FOLLOW US

"Phòng chống đột quỵ từ Gốc" - Bước tiến mới trong việc "diệt trừ" căn bệnh đột quỵ

Mỗi năm ở Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong và chỉ có 10% trong số những người sống sót là bình phục hoàn toàn, đây là căn bệnh có nguy cơ tử vong cao thứ 3 sau tim mạch, ung thư và đứng hàng đầu về tỉ lệ tàn tật. Vậy đột quỵ do đâu và làm sao để phòng chống?

 

StrokeMGNgraphic

 

Đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng một phần não bộ đột ngột bị tổn thương khi mạch máu nuôi dưỡng phần não đó bị tắc (nhồi máu não) hoặc bị vỡ (xuất huyết não). Đột quỵ làm cho phần não bị thiếu oxy, tế bào não bị chết chỉ sau vài phút. Sau khi đột quỵ xảy ra, mỗi phút trôi qua sẽ có gần 2 triệu tế bào não bị chết và làm người bệnh già hơn khoảng 3 tuần tuổi.

Tại Việt Nam, đột quỵ không những là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu mà còn gây tàn phế cho người bệnh, là gánh nặng về kinh tế cho gia đình và xã hội. Theo số liệu của Hội Đột quỵ Thế giới, cứ 6 người sẽ có 1 người bị đột quỵ. Ở Việt Nam, mỗi năm có 200.000 người bị đột quỵ, tỷ lệ tử vong do đột quỵ ở nam giới là 18% và ở nữ giới là 23%
Một điều đáng lo ngại là số bệnh nhân đột quỵ trong độ tuổi trẻ 40-45 cũng đang gia tăng mạnh mẽ, chiếm 1/3 tổng số các trường hợp đột quỵ. Thậm chí, những người ở độ tuổi 20 hoặc trẻ hơn cũng đang có nguy cơ bị đột quỵ. Con số thống kê cho nhóm đối tượng này khoảng 83.000 người/ năm.

 

ti le dot quy nao dang co xu huong tang nhanh va tre hoa

 

3 nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh – Chuyên khoa tim mạch, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, trong đó phải kể đến các nguyên nhân chính sau:

Thiếu máu não cục bộ: Trường hợp này chiếm 80-85% số ca đột quỵ, thường xảy ra do động mạch não bị hẹp và tắc. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường là do có cục máu đông trong tim hoặc mạch máu bị xơ vữa và trôi lên não. Điều này cản trở lưu thông máu cung cấp lên não khiến tế bào não bị thiếu hụt oxy quá mức và bị chết đi. Các tế bào não bị chết sẽ ảnh hưởng đến vùng cơ thể mà nó chi phối, dẫn đến các hiện tượng như rối loạn tri giác, liệt tay chân, liệt mặt, nói ngọng…

 

650x350 understanding stroke slideshow

 

THS Con May 10 06.2 Woman more likely stroke 798x418

Chứng liệt mặt do đột quỵ gây ra

 

Xuất huyết não: Xuất huyết não chiếm 15-20% các cơ đột quỵ não. Đây là trường hợp mạch máu não bị vỡ, kết quả là các chất phóng thích từ hồng cầu vỡ sẽ dẫn đến tổn thương não sau xuất huyết. Những người bị huyết áp cao đồng thời gặp phải chứng phình động mạch não hay mạch máu não bị dị dạng bẩm sinh thường có nhiều nguy cơ bị đột quỵ do xuất huyết não.

Bị bệnh cao huyết áp: Người mắc cao huyết áp đặc biệt có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn những người khác. Huyết áp cao làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, dẫn đến tắc nghẽn mạch máu, đồng thời là nguyên nhân trực tiếp của những bệnh tim mạch nguy hiểm như: huyết áp cao, động mạch vành, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, suy tim, đột quỵ… Nhóm bệnh nhân bị huyết áp cao thường rơi vào những người mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu…

Ngoài 3 nguyên nhân chính nói trên cũng phải kể đến một vài yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ như: tuổi tác và lối sống không lành mạnh. Bên cạnh đó, người cao tuổi có sức khỏe kém dễ bị đột quỵ hơn người trẻ.

 

dot quy zxrj

 

“Giờ vàng” trong điều trị đột quỵ

Theo các chuyên gia về tai biến mạch máu não thì có một khoảng thời gian được coi là khung giờ vàng để cấp cứu bệnh nhân đột quỵ, đó là khoảng 3-5 giờ đầu từ khi khởi phát đột quỵ. Trong khoảng thời gian này, người bệnh kịp thời được di chuyển đến bệnh viện và được điều trị với phác đồ tiên tiến thì khả năng phục hồi sẽ rất cao.

Ngược lại, nếu không được cấp cứu trong “giờ vàng”, người bệnh có thể sẽ phải chịu nhiều di chứng nặng nề như liệt nửa người, mất khả năng ngôn ngữ, rối loạn tâm thần…

Theo GS. Nguyễn Văn Thông, nguyên Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện 108, chỉ có khoảng dưới 1% bệnh nhân bị đột quỵ được điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết đúng cách trước khi đến bệnh viện. Kiến thức về “giờ vàng” (3-4 giờ đầu từ khi khởi phát đột quỵ) đối với bệnh nhân chưa được thông tin, nắm bắt nên hậu quả để lại là một gánh nặng cho bản thân, gia đình và xã hội.

 

img20171101143040246 59e4f

 

Năm 2017, Bệnh viện An Bình (quận 5, Tp. HCM) vừa áp dụng thành công phương pháp điều trị tiêu sợi huyết khối tĩnh mạch, chữa khỏi cho bệnh nhân có tiền sử huyết áp cao, từng bị đột quỵ nhẹ một lần, đột quỵ liệt nửa người, giúp người bệnh đi lại được.

Sau khi xác định tình trạng bệnh, các bác sĩ đã áp dụng phương pháp điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết tĩnh mạch. Sau 5 ngày được điều trị, bệnh nhân đã cử động được tay, chân bên trái, đi lại gần như bình thường.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng trong tối đa 4-5 giờ đầu tiên sau khi bệnh nhân bị đột quỵ. Trước đây, khi chưa áp dụng phương pháp này, bệnh nhân đột quỵ dù được cấp cứu kịp thời nhưng vẫn có thể có những di chứng như liệt nửa người, liệt tứ chi, không nói được. Phương pháp điều trị tiêu sợi huyết tĩnh mạch làm tăng hiệu quả điều trị, giảm tỉ lệ tử vong, tàn phế đối với các trường hợp đột quỵ nhồi máu não cấp.

Chúng ta có thể Phòng chống Đột quỵ từ Gốc được không?

Câu trả lời sẽ được các Bác sĩ, Chuyên gia hàng đầu “bật mí” vào lúc 18h00 – 21h00 ngày 7 tháng 6 năm 2019 tại Trung tâm hội nghị Forevermark, 614 Lạc Long Quân, Quận Tây Hồ, Hà Nội tại sự kiện Leader Talk “Doanh nhân – Sức khỏe – Hạnh phúc – Phòng chống Ung thư & Đột quỵ từ Gốc” do Mạng lưới Nữ lãnh đạo quốc tế – WLIN Global phối hợp với Mạng lưới Nam phong cách doanh nhân quốc tế – BSIN Global tổ chức với sự đồng hành của Quỹ phòng chống Ung thư từ gốc iCaseBase Global là dịp để các Doanh nhân và Nữ lãnh đạo có cơ hội lắng nghe các kiến thức về chăm sóc sức khỏe, Phòng chống Ung thư & Đột quỵ từ Gốc thông qua chương trình Bộ Gen Người dựa trên công nghệ giải mã Gen tiên tiến có khả năng tầm soát và phát hiện sớm các Gen bị lỗi và các tế bào có nguy cơ gây ung thư, từ đó có các biên pháp phòng chống đạt hiệu quả hơn.

 

BANNER FB 01

 

Chương trình có sự góp mặt của các Giáo sư, Bác sĩ hàng đầu Việt Nam và quốc tế như: Dr. Jirached Sukseperm – Thạc sĩ, Bác sĩ đến từ Thái Lan; Nhà giáo nhân dân – Giáo sư – Tiến sĩ – Bác sĩ Lê Quý Phượng – Chủ tịch Hội Khoa học Thể dục thể thao Việt Nam – Nguyên Viện Trưởng Viện khoa học Thể dục thể thao – Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT – Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh; Thạc sĩ – Bác sỹ Nguyễn Trung Kiên – Trưởng khoa nhi Bệnh viện Tim Hà Nội; Bác sỹ Trần Thị Hợp – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Hà Nội.

Bên cạnh đó, chương trình còn có sự tham gia của giới doanh nhân, nghệ sĩ nổi tiếng tiêu biểu như: Nghệ sĩ Thanh Bạch; Á hậu Quý bà Thế giới Nguyễn Thu Hương – Tổng giám đốc Nam Hương Corporation – Nhà sáng lập và điều hành hai mạng lưới BSIN & WLIN Global; Đại sứ toàn cầu Chương trình Phòng chống Ung thư từ Gốc; Doanh nhân Phạm Thị Phương Thúy – Tổng giám đốc Công ty IFG Việt Nam, đại diện độc quyền của tổ chức InnoPro Thái Lan cùng 200 Doanh nhân, nữ lãnh đạo – Những người luôn quan tâm tới sức khỏe của chính mình & gia đình.

Thông tin chi tiết về chương trình xin liên hệ số Hotline: 0912 871 087 (Ms. Huyền Trang)

 

box

Theo Ấn phẩm Phong Cách Doanh Nhân

ĐỐI TÁC