Béo phì – Con đường “thuận lợi” phát triển ung thư
FOLLOW US

Béo phì – Con đường “thuận lợi” phát triển ung thư

Ung thư ngày càng trẻ hóa và một trong những yếu tố gây gia tăng ung thư đó là thừa cân, béo phì (TC-BP)

nguoi de bi tcbp

Hiện nay, TC-BP ở trẻ em đang là vấn đề thách thức sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2016, có khoảng 41 triệu trẻ dưới 5 tuổi và 340 triệu trẻ em từ 5-19 tuổi bị TC-BP. Ở Việt Nam, tỷ lệ TC-BP có xu hướng tăng nhanh trong thập kỷ qua, đặt biệt là ở khu vực thành phố.

Trẻ em và thiếu niên được coi là béo phì khi chỉ số khối cơ thể (BMI), tỷ lệ giữa cân nặng và chiều cao, cao hơn chỉ số của 95% thanh thiếu niên khác cùng độ tuổi và giới tính. Trẻ được xem là thừa cân nếu chỉ số BMI trên 25.

 

bmi

– BMI <16: Gầy độ III

– 16 ≤ BMI <17: Gầy độ II

– 17 ≤ BMI <18.5: Gầy độ I

– 18.5 ≤ BMI <25: Bình thường

– 25 ≤ BMI <30: Thừa cân

– 30 ≤ BMI 35: Béo phì độ 1

– 35 ≤ BMI <40: Béo phì độ II

– BMI >40: Béo phì độ III

Những nguyên nhân chính gây ra bệnh béo phì

– Do di truyền: Một số người do thể trạng ngay từ lúc sinh ra đã dễ bị béo phì, theo thông tin của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thì yếu tố di truyền quyết định 70% trọng lượng cơ thể, 30 % còn lại phụ thuộc vào các yếu tố môi trường (bao gồm chế độ ăn uống và vận động). Chính vì thế, nếu cha/mẹ hoặc cả 2 mắc bệnh béo phì thì con sinh ra cũng sẽ có nguy cơ bị béo phì.

 

174657 10

 

– Ăn uống sai cách: Hầu như chúng ta ai cũng mắc phải sai lầm này. Hàm lượng dinh dưỡng chúng ta nạp vào cơ thể mỗi ngày không đều: hàng ngày, chất béo được đưa vào cơ thể quá nhiều nhưng vitamin, protein, chất đạm, canxi khác không được hấp thụ khiến cho cơ thể tiếp nhận chất béo nhiều hơn. Đồng thời, chúng ta ăn uống nhưng không kết hợp với việc vận động nê dễ gây TC-BP, tích tụ mỡ bụng.

– Ô nhiễm môi trường: Nghe hơi lạ đúng không? Nhưng sự thật là ô nhiễm môi trường cũng gây ảnh hưởng đến cân nặng của chúng ta. Các nhà nghiên cứu Đại học Granada, Tây Ban Nha đã phát hiện mối liên hệ giữa tình trạng thừa cân béo phì với ô nhiễm môi trường mà không phải là chế độ ăn hay tập luyện thể chất.

 

obese pollution

 

Chúng tôi phát hiện ra rằng những người tiếp xúc với môi trường ô nhiễm có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao hơn. Họ cũng thường có lượng cholesterol và đường trong máu cao hơn so với những người sống trong môi trường trong lành“, nhà nghiên cứu Juan Pedro Arrebola – Đại học Granada, Tây Ban Nha, cho biết.

– Lười tập thể dục: Những người lười tập thể dục sẽ có tỷ lệ trao đổi chất ở cơ thể thấp hơn. Điều này khiến cho khả năng tiêu thụ calo của cơ thể ít hơn và gia tăng tỷ lệ béo phì trên cơ thể.

– Sử dụng thuốc thời gian dài: Sử dụng một số loại thuốc như: thuốc chống trầm cảm, thuốc tâm thần, steroid, insulin, thuốc hạ đường huyết, thuốc tránh thai,…v.v trong một thời gian dài có thể gây béo phì, trong đó insulin là rõ ràng nhất, ngay cả nhóm vitamin B và lượng E quá mức, sẽ trở thành nguyên nhân gây béo phì.

 

unnamed

 

– Thiếu ngủ: Từ lâu, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự tương quan giữa hiện tượng tăng đột biến của chứng béo phì ở các nước công nghiệp phát triển và sự suy giảm trong thời lượng giấc ngủ. Tuy nhiên mới đây, cơ chế hoạt động của mối quan hệ giữa hai hiện tượng này mới được lý giải.

Nhóm nghiên cứu Đại học California sử dụng MRI (chụp cộng hưởng từ) đã quét não của 23 thanh niên khoẻ mạnh lần đầu tiên là sau một đêm với thời gian ngủ bình thường, và lần thứ hai là sau một đêm thức trắng. Kết quả, sau đêm mất ngủ, các đối tượng trải qua bài kiểm tra khi họ lựa chọn khẩu phần ăn trong số 80 hình ảnh thuộc các loại thực phẩm khác nhau. Nghiên cứu cho thấy người tham gia đều có biểu hiện thèm đồ ăn vặt không lành mạnh.

 

insomnie J Horrocks

 

– Căng thẳng tâm lý: Áp lực quá mức có thể dẫn đến chỉ số cortisol thượng thận cao, tăng hoạt động của dạ dày và chức năng tiêu hóa, kích thích sự thèm ăn. Với một số người, khi họ cảm thấy áp lực, họ sẽ nghĩ đến việc sử dụng một số phương pháp để giải tỏa vấn đề của. Do đó, ăn đã trở thành sự lựa chọn cuối cùng. Và bạn đã hiểu vì sao có những người bị béo phì mặc dù suốt ngày gặp căng thẳng, stress rồi đấy!

 

iStock 874811562

 

Những bệnh ung thư “đe dọa” người thừa cân, béo phì

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng tránh Bệnh tật Mỹ, có tới 40% các ca ung thư liên quan đến tình trạng TC-BP:

– Ung thư dạ dày: ở người béo phì, mỡ thừa thúc đẩy tình trạng viêm nhiễm mãn tính, đặc biệt là ở đường ruột khiến axit dạ dày bị kích thích, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày lên gấp đôi so với người bình thường.

– Ung thư gan: béo phì tác động đến gan tương tự rượu, dẫn tới chứng bệnh gan nhiễm mỡ không cồn, xơ gan rồi kết thúc là ung thư gan.

 

illustration of a cancer cell

Tế bào ung thư

 

– Ung thư vú, buồng trứng, nội mạc tử cung: ở nữ giới, trọng lượng dư thừa làm tăng nguy cơ ung thư vú thêm 20% đến 40%, đặc biệt là sau thời kỳ mãn kinh. Tương tự ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng cũng có thể được phát triển bởi estrogen được tạo ra trong mô mỡ thừa, hoặc do rối loạn chuyển hóa như kháng insulin.

 

1

 

– Ung thư đại trực tràng: người béo phì, thừa cân có nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng cao hơn 30% so với những người có cân nặng bình thường. Nguyên nhân được cho là khi cơ thể không sử dụng insulin đúng cách dẫn đến tăng lượng đường trong máu, tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Mô mỡ cũng giải phóng các hormon gọi là adipokine giúp thúc đẩy sự phát triển của tế bào, trong đó bao gồm sự tăng trưởng bất thường của các tế bào ung thư đại trực tràng.

– Ung thư tuyến giáp: cân nặng tăng khiến kích thước tuyến giáp tăng. Tuyến giáp càng lớn, nguy cơ tế bào đột biến lại càng cao. Từ đó, làm tăng nguy cơ ung thư.

 

CDR780093

Ung thư tuyến giáp (điểm a,b)

Vậy, đâu là giải pháp?

Dù là nguyên nhân gì dẫn đến tình trạng TC-BP thì điều quan trọng là chúng ta phải luôn duy trì cân nặng hợp lý bằng cách:

– Tiêu thụ một lượng vừa đủ các loại chất béo có hại cho cơ thể nhất là chất béo bão hòa một như: Phô mai thường, sữa nguyên chất, kẹo, khoai tây chiên, trứng, thịt gà, thịt xông khói,…

– Hạn chế ăn quá nhiều đường và muối

 

1 1526027571021633016595

 

– Tăng cường ăn rau xanh, trái cây.

– Thường xuyên vận động thể lực (trung bình 60p/ngày)

 

5Min banner

 

– Tầm soát ung thư từ sớm: Việc chủ động tầm soát ung thư sẽ giúp chúng ta phòng tránh được những sự xâm lấn của các tế bào ung thư trong khắp cơ thể. Hiện nay, cách tầm soát ung thư tốt nhất mà các chuyên gia hàng đầu về Ung thư khuyên bất cứ ai cũng nên thử một lần trong đời đó là phương pháp “Phòng chống Ung thư từ Gốc”.

 

Á hậu Mrs World 2011 Nguyễn Thu Hương – Đại sứ toàn cầu của dự án

 

Đây là công nghệ giải mã Gen mới, có khả năng phát hiện nguy cơ gây 26 loại Ung thư và bệnh mãn tính phổ biến ở Nam giới, và 27 loại Ung thư và bệnh mãn tính phổ biến ở Nữ giới, trong đó có cả bệnh béo phì, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư tuyến giáp, ung thư đại trực tràng, ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung,…bằng công nghệ không xâm lấn, được Giáo sư, Bác sĩ người Thái Lan Kampon Sriwatanakul sáng lập và hiện đang được triển khai rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Chiến dịch truyền thông iCareBase Global “Thay đổi nhận thức cộng đồng về việc Chủ động Phòng chống Ung thư từ Gốc” được Nam Hương Corp. thực hiện với sự đồng hành của WLIN & BSIN Global và được tài trợ bởi iCareBase Foundation Global.

Để biết thêm chi tiết, xin theo dõi thêm thông tin tại: www.goodlife.com.vn

 

boxxxx

Theo Ấn phẩm Phong Cách Doanh Nhân

ĐỐI TÁC