Chúng ta đều từng không ít lần nghe những lời cảnh báo về việc nên hạn chế ăn quá nhiều đường và những tác hại của nó như gây béo phì, ung thư... Cùng vì vậy, chế độ ăn giảm đường đã xuất hiện nhưng liệu việc cắt bỏ đường ra khỏi chế độ ăn có gây ra những vấn đề gì không khi mọi người đã quá quen với việc tiêu thụ các thực phẩm chứa đường?
Bác sĩ nổi tiếng Nhật Bản Shunji Nishiwaki là tác giả cuốn sách "Thay đổi cơ thể trong 3 ngày với chế độ ăn kiêng không đường". Khi bắt đầu chế độ ăn kiêng không đường, ông khoảng 50 tuổi. Ông đã giảm 5kg sau một tháng cắt bỏ đường, giảm 6 kg trong tháng thứ 2 và 3 tháng sau đã giảm 17 kg.
Bác sĩ Nishiwaki sau khi thực hiện chế độ ăn kiêng không đường cho biết cảm thấy khỏe hơn trước, ít bị cảm lạnh hơn và thậm chí còn có tâm trạng tươi sáng hơn. Dưới đây là những chia sẻ của bác sĩ sau khi thực hiện loại bỏ đường khỏi chế độ ăn uống.
Vóc dáng của bác sĩ Shunji Nishiwaki trước (bên trái) và sau khi (bên phải) thực hiện chế độ ăn cắt bỏ đường.
Tại sao lại cắt đường?
Cơ thể con người cần glucose được chuyển hóa từ đường để tạo năng lượng, nhưng trên thực tế, cơ thể có thể tự sản xuất glucose nên "đường" ăn vào không phải là nhu cầu thiết yếu đối với cơ thể. Khi có quá nhiều đường, nó sẽ làm tăng lượng mỡ và làm chậm quá trình trao đổi chất trong cơ thể, thậm chí còn dẫn đến nhiều bệnh tật khác.
Giảm 17kg chỉ trong 3 tháng kiêng đường
Tôi không biết liệu cảm giác đầu tiên mà bạn nhận thấy sau khi bắt đầu chế độ ăn kiêng không đường có phải là giảm cân không? Có người đạt được kết quả rất nhanh, chỉ ngày hôm sau đã thấy cơ thể nhẹ hơn trước và trong vòng 3 ngày, cân nặng đã bắt đầu giảm.
Bản thân tôi đã bước sang năm thứ 5 của cuộc sống không đường. Lần đầu tiên tôi quan tâm đến chế độ ăn không đường vì tôi muốn hiểu mối quan hệ giữa ung thư, tiểu đường và trầm cảm với chế độ ăn uống. Tôi đã bắt đầu trải nghiệm cuộc sống không có đường. Kết quả là một tháng sau, tôi đã giảm được khoảng 5kg, và thêm 6kg nữa vào tháng thứ 2. Sau ba tháng, tôi đã giảm được tổng cộng 17kg.
Chế độ ăn kiêng không đường có thể giúp giảm cân và nâng cao sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Duy trì chế độ ăn không đường có thể có lợi cho vóc dáng
Chế độ ăn kiêng cắt bỏ đường cũng là một phương pháp giảm cân khó bị tăng cân lại. Bởi sau khi đã quen với chế độ ăn không đường, cơ thể sẽ dần thích nghi với chế độ ăn mới, và các chức năng sinh lý bên trong sẽ tự động điều chỉnh về trạng thái tốt nhất, không chỉ cơ thể trở nên khỏe mạnh mà bạn có thể tận hưởng cuộc sống nhẹ nhàng hơn.
Thực hiện chế độ ăn không đường, 90% bệnh tật có thể chữa khỏi
Chế độ ăn kiêng cắt bỏ đường có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn đường và thực phẩm chứa đường, không giống với phương pháp giảm cân hạn chế đường tức là vẫn ăn đường nhưng với lượng ít. Và tất nhiên, hiệu quả mang lại của hai phương pháp cũng phần nào có sự khác biệt.
Nếu bạn muốn giảm cân, hạn chế đường tất nhiên sẽ hiệu quả, nhưng nếu mục tiêu của bạn là ngăn ngừa bệnh tiểu đường, huyết áp cao, xơ cứng động mạch và thậm chí hy vọng chữa khỏi những căn bệnh này, tôi thực sự khuyên bạn nên áp dụng chế độ ăn kiêng cắt bỏ đường.
Chế độ ăn kiêng cắt bỏ đường vẫn có thể ăn thịt lợn, bò, cừu, cá, hải sản, trứng... (Ảnh minh họa)
Một bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường 20 năm một lần đến phòng khám của tôi mong được giúp đỡ. Trước đó, nam bệnh nhân cũng được bác sĩ yêu cầu hạn chế lượng calo nạp vào, uống thuốc và bắt đầu điều trị triệu chứng. Mặc dù đã kiểm soát thành công lượng đường trong máu nhưng tình trạng vẫn không được cải thiện. Cuối cùng, tuyến tụy của bệnh nhân mất hoàn toàn chức năng và anh ta phải dựa vào việc tiêm insulin để duy trì quá trình tiết insulin bình thường và kiểm soát bệnh.
Để hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân này, tôi yêu cầu ông làm ngay những việc sau:
1. Ngừng uống thuốc và tiêm insulin.
2. Không ăn các thức ăn có đường như cơm, bánh mì, bánh quy.
3. Ăn đủ đạm động vật như cá, thịt.
4. Tăng khối lượng cơ bắp thông qua rèn luyện sức mạnh để thúc đẩy quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể.
Kết quả thu được sau đó rất thành công. Dù vậy, đây chỉ là một trong những cách giúp điều trị bệnh tiểu đường và không phải ai cũng có thể áp dụng hiệu quả bởi tùy thể trạng, tình hình sức khỏe mỗi người.
Ngoài bệnh tiểu đường, các bệnh tự miễn phổ biến khác như viêm da dị ứng, thấp khớp... hoặc các triệu chứng như rối loạn mãn kinh có thể được ngăn ngừa, cải thiện hoặc thậm chí chữa khỏi bằng chế độ ăn kiêng cắt bỏ đường.
Ngoài ra, căn bệnh ung thư, đứng hàng đầu về tỷ lệ tử vong trên toàn cầu, cũng có thể đổ lỗi cho đường. Bởi vì glucose là chất dinh dưỡng chính cho tế bào ung thư, chỉ cần có đủ đường trong cơ thể, tế bào ung thư sẽ tiếp tục sinh sôi nảy nở và thực bào các tế bào bình thường.
Ngoài đồ ngọt, cơm, bánh mì, bún… cũng chứa rất nhiều đường
Cơm, bánh mì, bún... là những thực phẩm cung cấp carbonhydrate cũng được tính vào thực phẩm có đường. (Ảnh minh họa)
Cái gọi là đường không chỉ đề cập đến đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt mà cả những thực phẩm cung cấp carbohydrate như gạo, bánh mì, mì... Ngay cả trái cây ngọt hoặc rau củ cũng có những loại chứa nhiều đường.
Bởi vì tất cả carbohydrate đều phân hủy thành đường sau khi được ăn, cơ thể chúng ta tiêu hóa và phân hủy carbohydrate thành glucose, một loại đường đơn giản, có thể được vận chuyển khắp cơ thể và não để cung cấp năng lượng.
Chế độ ăn kiêng sau khi bỏ đường thực ra không khó như tưởng. Bạn có thể ăn thịt bò, lợn, cừu, gà và hải sản, trứng... Để có sức khỏe và vóc dáng tốt hơn nên lựa chọn thực phẩm cẩn thận. Nhưng thực sự rất khó để người châu Á bỏ đường hoàn toàn nên các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên bắt đầu từ việc giảm đường trước.
Chỉ cần bạn có thể thực sự hiểu về đường và loại bỏ đường trong cơ thể, bạn nhất định có thể trở thành người khỏe mạnh.
Lưu ý: Bài viết dựa trên quan điểm của bác sĩ người Nhật, phương pháp cắt bỏ đường hoàn toàn không khuyến nghị áp dụng cho mọi người, không nên tự ý áp dụng bừa bãi. Bất cứ ai, đặc biệt những người có sẵn bệnh lý nếu muốn thực hiện chế độ ăn kiêng nào đó nên tham khảo ý kiến chuyên gia y tế để tìm ra phương pháp phù hợp nhất với bản thân.
Nguồn: Eva.vn