1. Thưởng tết Dương lịch
Theo Điều 104 Bộ luật Lao động năm 2019, thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động dùng để thưởng cho người lao động. Khoản thưởng được tính toán dựa trên kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cùng mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Theo đó, việc thưởng cho người lao động không phải là khoản bắt buộc mà nó phục thuộc vào tình hình kinh tế của doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp kinh doanh tốt thì có thể thưởng cho người lao động ở mức cao, giá trị lớn nhưng nếu tình hình kinh doanh không khả quan, doanh nghiệp có thể thưởng ít hoặc thậm chí không thưởng cho người lao động.
Như vậy, nếu năm 2022 vừa qua mà doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi, tình hình tài chính dồi dào thì có thể doanh nghiệp sẽ thực hiện chính sách thưởng Tết Dương lịch năm 2023 cho người lao động để cảm ơn những đóng góp của họ trong suốt năm qua.
2. Thưởng Tết Nguyên đán
Năm nay, Tết Dương lịch và Tết Nguyên Đán gần nhau nên ngoài khoản tiền thưởng Tết Dương lịch, người lao động còn được nhận khoản tiền thưởng Tết Nguyên đán.
Thưởng tết âm lịch cũng không phải là khoản chi bắt buộc của doanh nghiệp mà căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động để quyết định có thưởng tết cho người lao động không và thưởng bao nhiêu.
H.A - Ngày 14/11/2022 15:08 PM (GMT+7)
1. Thưởng tết Dương lịch
Theo Điều 104 Bộ luật Lao động năm 2019, thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động dùng để thưởng cho người lao động. Khoản thưởng được tính toán dựa trên kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cùng mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Theo đó, việc thưởng cho người lao động không phải là khoản bắt buộc mà nó phục thuộc vào tình hình kinh tế của doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp kinh doanh tốt thì có thể thưởng cho người lao động ở mức cao, giá trị lớn nhưng nếu tình hình kinh doanh không khả quan, doanh nghiệp có thể thưởng ít hoặc thậm chí không thưởng cho người lao động.
Như vậy, nếu năm 2022 vừa qua mà doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi, tình hình tài chính dồi dào thì có thể doanh nghiệp sẽ thực hiện chính sách thưởng Tết Dương lịch năm 2023 cho người lao động để cảm ơn những đóng góp của họ trong suốt năm qua.
2. Thưởng Tết Nguyên đán
Năm nay, Tết Dương lịch và Tết Nguyên Đán gần nhau nên ngoài khoản tiền thưởng Tết Dương lịch, người lao động còn được nhận khoản tiền thưởng Tết Nguyên đán.
Thưởng tết âm lịch cũng không phải là khoản chi bắt buộc của doanh nghiệp mà căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động để quyết định có thưởng tết cho người lao động không và thưởng bao nhiêu.
(Ảnh minh họa)
Dẫu vậy, trên thực tế, thưởng tết âm lịch vẫn luôn là khoản thưởng người lao động ngóng đợi nhất mỗi năm, do đây là khoản thưởng lớn nhất trong năm người lao động có thể nhận được.
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã từng ghi nhận mức thưởng tết âm lịch năm 2022 lên đến 1,4 tỷ đồng.
3. Tiền lương làm thêm giờ vào dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán
Vào những ngày Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán theo quy định, người lao động sẽ được nghỉ làm và hưởng nguyên lương. Nếu vì yêu cầu của công việc, người lao động vẫn đi làm vào những ngày mà đáng lẽ được nghỉ này thì sẽ được tính làm thêm giờ.
Theo quy định tại Điều 107 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động chỉ phải đi làm vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán nếu bản thân họ đồng ý. Trường hợp ép nhân viên đi làm vào ngày lễ, doanh nghiệp có thể bị phạt từ 20 - 35 triệu đồng (theo điểm b khoản 3 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Khi đồng ý đi làm người lao động sẽ được tính lương làm thêm theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019 như sau:
Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
Theo quy định trên, nếu lựa chọn đi làm vào ngày Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, tiền lương làm thêm giờ của người lao động sẽ được xác định như sau:
- Làm việc vào ban ngày: Tính thêm 300% lương của ngày làm việc bình thường.
- Làm việc vào ban đêm: Tính thêm 390% lương của ngày làm việc bình thường.
4. Tiền của Liên đoàn lao động Việt Nam
Theo thông lệ, cuối năm, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam thường tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán.
Năm nay, Tổng Liên đoàn đã ban hành Kế hoạch 266, trong đó nêu một trong các hoạt động là thăm hỏi người lao động có hoàn cảnh khó khăn với mức hỗ trợ là 500.000 đồng/người.
5. Tiền nghỉ phép năm
Trước đây, theo Bộ luật Lao động 2012, người lao động vì lý do nào đó mà chưa nghỉ phép hoặc chưa nghỉ hết số ngày phép thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.
Còn hiện nay, theo Bộ luật Lao động mới, người lao động chỉ được thanh tiền nếu không nghỉ phép hoặc chưa nghỉ hết ngày phép trong trường hợp nghỉ việc. Như vậy, trường hợp cuối năm nay, người lao động nghỉ việc mà chưa nghỉ hết phép thì có thể đề nghị doanh nghiệp thanh toán khoản tiền này.
Trong thời buổi công nghệ phát triển, cô dâu chú rể giờ đây cũng tổ chức đám cưới theo hướng hiện đại hơn khi làm hẳn mã QR để khách mời đến dự có thể...
(Ảnh minh họa)
Dẫu vậy, trên thực tế, thưởng tết âm lịch vẫn luôn là khoản thưởng người lao động ngóng đợi nhất mỗi năm, do đây là khoản thưởng lớn nhất trong năm người lao động có thể nhận được.
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã từng ghi nhận mức thưởng tết âm lịch năm 2022 lên đến 1,4 tỷ đồng.
3. Tiền lương làm thêm giờ vào dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán
Vào những ngày Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán theo quy định, người lao động sẽ được nghỉ làm và hưởng nguyên lương. Nếu vì yêu cầu của công việc, người lao động vẫn đi làm vào những ngày mà đáng lẽ được nghỉ này thì sẽ được tính làm thêm giờ.
Theo quy định tại Điều 107 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động chỉ phải đi làm vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán nếu bản thân họ đồng ý. Trường hợp ép nhân viên đi làm vào ngày lễ, doanh nghiệp có thể bị phạt từ 20 - 35 triệu đồng (theo điểm b khoản 3 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Khi đồng ý đi làm người lao động sẽ được tính lương làm thêm theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019 như sau:
Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
Theo quy định trên, nếu lựa chọn đi làm vào ngày Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, tiền lương làm thêm giờ của người lao động sẽ được xác định như sau:
- Làm việc vào ban ngày: Tính thêm 300% lương của ngày làm việc bình thường.
- Làm việc vào ban đêm: Tính thêm 390% lương của ngày làm việc bình thường.
4. Tiền của Liên đoàn lao động Việt Nam
Theo thông lệ, cuối năm, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam thường tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán.
Năm nay, Tổng Liên đoàn đã ban hành Kế hoạch 266, trong đó nêu một trong các hoạt động là thăm hỏi người lao động có hoàn cảnh khó khăn với mức hỗ trợ là 500.000 đồng/người.
5. Tiền nghỉ phép năm
Trước đây, theo Bộ luật Lao động 2012, người lao động vì lý do nào đó mà chưa nghỉ phép hoặc chưa nghỉ hết số ngày phép thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.
Còn hiện nay, theo Bộ luật Lao động mới, người lao động chỉ được thanh tiền nếu không nghỉ phép hoặc chưa nghỉ hết ngày phép trong trường hợp nghỉ việc. Như vậy, trường hợp cuối năm nay, người lao động nghỉ việc mà chưa nghỉ hết phép thì có thể đề nghị doanh nghiệp thanh toán khoản tiền này.
Nguồn: Eva.vn