CÂN BẰNG TÂM LÝ GIỮA MÙA DỊCH - ĐIỀU CẦN QUAN TÂM ĐÃ ĐƯỢC GIẢI ĐÁP
FOLLOW US

CÂN BẰNG TÂM LÝ GIỮA MÙA DỊCH - ĐIỀU CẦN QUAN TÂM ĐÃ ĐƯỢC GIẢI ĐÁP

Buổi chia sẻ và tư vấn “Bí quyết cân bằng tâm lý trong mùa dịch” trên trang Học sinh, Sinh viên diễn ra lúc 18h ngày 22/4/2020 do Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên – Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh thực hiện với chuyên gia GS.TS. Huỳnh Văn Sơn để lại nhiều ấn tượng không chỉ cho học sinh, sinh viên mà cả người trưởng thành, các bậc cha mẹ cũng như người “làm nghề” quan tâm.

Theo GS.TS Huỳnh Văn Sơn việc cân bằng tâm lý giữa mùa dịch không chỉ cần cho học sinh, sinh viên mà những đối tượng là người trưởng thành cũng rất cần. Bởi khi lặp đi lặp lại trong hoạt động với một nhịp điệu đều làm con người dễ tích lũy những cảm xúc âm tính, việc trì nặng của năng lượng khi chúng ta hạn chế giải phóng năng lượng thì con người nảy sinh lo lắng. Với người trưởng thành những lo lắng này cần được giải phóng thì với học sinh càng cần được quan tâm và hướng dẫn để giúp các bạn cân bằng và có tâm thế tốt hơn khi chuẩn bị quay lại việc đi học lại.

Những bí quyết mà GS Huỳnh Văn Sơn chia sẻ là những cách thức cụ thể được hướng dẫn sinh động qua các ví dụ và thực nghiệm tình huống cùng MC Nhật Trường. Hình ảnh minh họa một chiếc bình đựng những hạt thóc. GS Huỳnh Văn Sơn đã định hướng cho học sinh, sinh viên nhận thức được rằng việc nhìn nhận vấn đề như thế nào, câu hỏi khó hay dễ là do chính bản thân mình để ý thức việc cần đặt ra những mục tiêu vừa sức, cần điều chỉnh mục tiêu phù hợp trong mùa dịch. Thú vị không kém, GS Huỳnh Văn Sơn đưa ra trò chơi tương tác với MC Nhật Trường, MC Nhật Trường khá lúng túng trong việc đưa ra các ngón tay trên hai bàn tay sao cho đúng với số mà GS Huỳnh Văn Sơn. Từ trò chơi này, có thể thấy việc cân bằng số lượng trên hai bàn tay không hề dễ nhưng nó sẽ trở nên thuận lợi hơn với sự hướng dẫn tận tình của Thầy Cô vì vậy chúng ta không nên quá đòi hỏi một cách cầu toàn trong tình hình khó khăn này. Vì vậy, thông điệp gửi đến học sinh cần biết ơn, tập trung và chủ động hơn trong việc học sinh học online với Thầy Cô. Học sinh phổ thông cũng không nên quá quá lo lắng về những kỳ thi vì điều chỉnh và hướng dẫn liên quan đến việc học và thi cử đều được quan tâm với tinh thần “tất cả vì học sinh thân yêu” “lấy học sinh làm trung tâm”. Thêm một tình huống khá bất ngờ mà GS Huỳnh Văn Sơn, hộp đồ vật được đặt trong chiếc ly và MC Quốc Trường đã đoán rất nhiều lần mà không thể đoán chính xác đó là vật gì. Nhưng GS Huỳnh Văn Sơn đã đưa ra một đồ vật giản dị nhưng lại có kỷ niệm với chính Thầy “Cục đá” được học trò tặng. Với một thông tin mang ý nghĩa sâu sắc hãy tận dụng những khoảng thời gian này để có thể chăm sóc lại tinh thần bằng việc nhìn lại, xem xét lại những kỷ niệm đã qua, tự đánh giá lại bản thân, tư duy tích cực giúp con người tìm thấy những cảm xúc tích cực hơn và cân bằng hơn. Khai thác những gì mình đang có để phát huy giá trị bản thân mình trong thời gian này.

Buổi chia sẻ nhận được lượt xem và lượng tương tác lớn từ học sinh, sinh viên với con số cập nhật gần 50.000 người xem khiến hệ thống có khoảng thời gian bị “sập”. Các tình huống tư vấn công khai đến từ Tây Ninh, Cần Thơ, Thái Nguyên, Vinh... cho thấy nhu cầu thật sự của các em học sinh, sinh viên hiện nay. Không những thế, với 600 câu hỏi gửi về cho chương trình cho thấy sự khẳng định về việc chương trình đã chạm đúng nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của các em học sinh, sinh viên. Đây là một tín hiệu vui cho những người tâm huyết xây dựng nên chương trình nhưng đồng thời cũng đặt ra thêm nhiều trăn trở thực sự nhu cầu chăm sóc tinh thần của học sinh, sinh viên hiện nay là thiết yếu mà gia đình, nhà trường và xã hội cần quan tâm nhiều hơn và có các chương trình, biện pháp cụ thể hơn để hỗ trợ các em.

Hạnh Tâm

PARTNER